Cụ thể, đây là trường hợp của một bé lớp 2 mới đây. Bài toán cùng lời phê của cô giáo được ông bố đăng lên mạng đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng xứ Trung.
Theo đó được biết, đứa trẻ sau khi đi học về đã than thở với bố vì vừa nhận được điểm toán ở trường thấp. Ông bố mở cặp sách con ra xem, định sẽ hướng dẫn và góp ý để con rút kinh nghiệm cho những lần sau. Thế nhưng khi kiểm tra bài làm của con, người bố đứng hình mất vài phút, hoang mang không hiểu lý do tại sao bài toán này của con lại bị cô chấm sai.
Ông bố sau đó đã đăng bài làm của đứa trẻ lên mạng và bày tỏ thắc mắc, mong cộng đồng mạng có thể giải thích giúp mình. Cụ thể đề bài toán giáo viên đưa ra là: “7 con bò có bao nhiêu chân?” và phép tính bé tiểu học đã thực hiện là 7×4=28. Rõ ràng với đáp án này, ai cũng nghĩ đứa trẻ đã làm đúng. Tuy nhiên, cô giáo đã khoanh đỏ, và sửa lại một kết quả khác là 4×7=28. Vậy 2 phép tính này có gì khác nhau? Đây là điều gây khó hiểu đối với rất nhiều phụ huynh.
Bài đăng của ông bố đã gây nên nhiều tranh cãi, đa số đều phẫn nộ trước cách chấm của giáo viên, và đồng tình với đáp án bé học sinh đưa ra. Tuy nhiên, có một vài cộng đồng mạng nắm vững kiến thức nên đã lên tiếng giải thích, và nhờ đó mà nhiều người mới nhận ra vấn đề.
Theo đó, họ cho rằng kết quả bằng 28 là kết quả hoàn toàn chính xác, song cái sai ở đây của học sinh là cách tính. Câu hỏi của bài toán là “7 con bò có bao nhiêu chân”? thì học sinh phải đặt phép toán là "4 (mỗi con bò có 4 chân) x 7 (số lượng bò) = 28 chân" mới chính xác. Dù đưa kết quả đúng nhưng cách làm của em học sinh là sai nên vẫn bị cô giáo đánh giá.
Trong toán học với phép nhân, luôn có sự phân biệt rõ ràng giữa "số nhân" và "số bị nhân". Do đó với bài toán trên thì học sinh phải đặt "số nhân" là 4 đứng trước và "số bị nhân" là 7 đứng sau. Việc em học sinh kia đặt phép toán sai tức là đã xác định sai số nhân và số bị nhân, do đó cô giáo vẫn không thể đồng ý đánh giá đúng kết quả của em học sinh được.
Sau khi lời giải thích được đưa ra nhiều người đồng tình nhưng cũng lên tiếng cho rằng bài toán như thế này là làm khó học sinh. Tuy nhiên cũng có cư dân mạng lại cho rằng đó là sự phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém, học sinh giỏi sẽ biết cách nhận biết tính chất thật của bài toán.
Với bài toán phía trên có sự trùng hợp là dù giải như thế nào thì kết quả vẫn cho là 28. Tuy nhiên không phải phép tính, bài toán nào cũng may mắn như thế nên phương pháp giáo dục và lời đáp của cô giáo quả thực chính xác. Vì vậy các bố mẹ chính là người luôn nhắc nhở con phải cẩn thận và xem xét kĩ tất cả các bài toán.
Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện cô giáo chấm bài cho con sai?
Việc phát hiện giáo viên chấm bài sai cho con là một tình huống không mong muốn, nhưng nó cũng là cơ hội để phụ huynh cùng giáo viên xem xét và cải thiện phương pháp giảng dạy, đảm bảo quyền lợi học tập tốt nhất cho trẻ. Khi gặp tình huống này, phụ huynh nên xử lý bình tĩnh, khéo léo và mang tính xây dựng để tránh gây mâu thuẫn không đáng có. Dưới đây là các bước gợi ý để giải quyết vấn đề:
1. Kiểm tra kỹ lưỡng bài làm của con
Trước khi kết luận rằng cô giáo đã chấm sai, phụ huynh cần dành thời gian kiểm tra kỹ bài làm của con, đối chiếu với đáp án (nếu có) hoặc hỏi ý kiến những người có chuyên môn. Có thể trong một số trường hợp, lỗi không hoàn toàn nằm ở giáo viên mà xuất phát từ việc hiểu sai đề bài hoặc cách diễn đạt chưa rõ ràng của học sinh.
2. Trao đổi với con về bài làm
Hãy hỏi con để hiểu thêm về cách làm bài của trẻ, lý do vì sao con chọn đáp án đó và xem con có thực sự hiểu bài không. Điều này không chỉ giúp bạn nắm rõ vấn đề mà còn tạo cơ hội để dạy con tư duy phản biện và giải thích khi cần bảo vệ quan điểm của mình.
3. Gặp gỡ cô giáo để trao đổi
Nếu phụ huynh chắc chắn rằng giáo viên đã chấm sai, việc đầu tiên cần làm là trao đổi trực tiếp với giáo viên một cách lịch sự và mang tính xây dựng. Hãy liên hệ trước để sắp xếp thời gian thuận tiện và trình bày vấn đề một cách bình tĩnh.
- Cách tiếp cận: Bắt đầu bằng lời cảm ơn vì cô giáo đã nỗ lực trong việc giảng dạy và chăm sóc học sinh. Sau đó, nhẹ nhàng chỉ ra chỗ mà bạn nghĩ rằng cô giáo đã chấm chưa đúng.
- Thái độ: Giữ thái độ tôn trọng, không chỉ trích hoặc phán xét, mà thay vào đó là cùng cô giáo thảo luận để tìm giải pháp.