unnamed-3-1734255501.jpg
Ảnh minh họa, nguồn: ASD

Cụ thể, theo thông tin báo chí đăng tải, trưa 13/12, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), cho biết nơi này vừa tiếp nhận một trường hợp t/ử v/o/n/g vì tai nạn sinh hoạt rất thương tâm.

Bệnh nhi là một cháu bé 18 tháng tuổi, quê Tây Ninh. Theo bệnh sử, chiều 12/12, bé ở nhà cùng người anh trai 12 tuổi, còn cha mẹ đi làm. Khi ngủ dậy không thấy em đâu, người anh mới chạy đi kiếm khắp nơi thì tá hỏa phát hiện bé đã c/ắ/m đ/ầ/u vào l/u nước để trong nhà.

Bệnh nhi sau đó được gia đình khẩn trương đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện tuyến huyện, bé được chẩn đoán sốc nước, được sơ cứu, đặt nội khí quản và chuyển lên tuyến tỉnh. Phía Bệnh viện tỉnh Tây Ninh đã hồi sinh tim phổi cho bé khoảng 2 giờ đồng hồ, nhưng tình trạng không đáp ứng.

Khoảng hơn 18h cùng ngày, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, không còn tuần hoàn, đồng tử 2 bên đã giãn. Các bác sĩ tại đây đã cố gắng nhồi tim cho bé khoảng 45 phút, nhưng tim bệnh nhi không đập lại. Tối cùng ngày, bệnh viện xác định bé không qua khỏi.

Theo bác sĩ Phương, dựa trên lời kể của người nhà, chiếc lu mà bé cắm đầu vào không cao và chứa nước lưng chừng bên trong. Đây là yếu tố rất nguy hiểm, khiến trẻ có thể chồm người vào được và dẫn đến tai nạn đau lòng.

Thống kê cho thấy, trong năm nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận một số trường hợp trẻ gặp tai nạn chúc đầu vào các vật chứa nước như xô, thau, lu gây ngạt thở. Có trường hợp không thể cứu chữa, cũng có trẻ may mắn sống sót, nhưng để lại những di chứng não nặng nề, vì nằm dưới nước thiếu oxy quá lâu.

Bác sĩ cảnh báo, các gia đình không nên đặt các vật chứa nước thấp, trong tầm tay trẻ ở nhà, hoặc phải đậy kín chúng lại. Ngoài ra, cần theo dõi sát trẻ nhỏ đã biết đi, nhất là những nhà ở xung quanh ao hồ, cống rãnh.

Với trẻ không may bị đuối nước nặng, cần được hồi sức tim phổi ngay tại hiện trường. Bởi chỉ cần tình trạng ngưng tim phổi kéo dài quá 4 phút, bệnh nhân sẽ bị di chứng não nặng nề do thiếu oxy lên não. Nếu kéo dài quá 10 phút, khả năng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Phương khuyến cáo thêm, phụ huynh tuyệt đối không làm những động tác sơ cứu thừa như xốc nước, hơ lửa cho trẻ ngạt nước, đuối nước như quan niệm dân gian, vì sẽ làm mất cơ hội được sơ cứu kịp thời.

Trước đó, vào tháng 5/2023, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận trường hợp bé N.T.H. (3 tuổi, ngụ huyện Bến Lức, tỉnh Long An), được chị mua cho một chiếc súng nước chơi tại nhà.

Chỉ sau một lúc bé tự chơi, người chú phát hiện cháu ngã c/h/ú/i đ/ầ/u vào xô nước cạnh bên, tím tái, bất động. Lập tức, gia đình kéo bé ra, lau khô, xốc nước rồi đưa đi bệnh viện cấp cứu. Thời điểm vào bệnh viện địa phương, bệnh nhi đã trong tình trạng tím tái, mạch và huyết áp bằng 0.

Các bác sĩ tiến hành hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản và chuyển gấp lên TPHCM. Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, bé đã hôn mê sâu, thang đo tri giác (glasgow) chỉ 3 điểm (bình thường 15 điểm), đồng tử giãn 4mm, mất phản xạ ánh sáng, phải bóp bóng, thở máy.

Các bác sĩ nỗ lực điều trị tích cực suốt 3 ngày cho bé. Tuy nhiên vì tình trạng quá nặng, bệnh nhi không qua khỏi trong sự bất lực, xót xa của gia đình lẫn nhân viên y tế.

Lời khuyên để bảo vệ con nhỏ

- Loại bỏ vật chứa nước không cần thiết

Hãy dọn dẹp hoặc loại bỏ các lu nước, xô nước hoặc bất kỳ vật chứa nước nào không cần thiết trong nhà, đặc biệt là ở những nơi trẻ dễ tiếp cận.

- Đậy nắp kín

Nếu phải sử dụng lu hoặc xô nước, hãy đảm bảo luôn đậy nắp kín và đặt ở nơi cao, xa tầm với của trẻ.

- Giám sát trẻ cẩn thận

Không để trẻ chơi một mình gần các vật chứa nước. Hãy giám sát liên tục, đặc biệt là trong những khu vực có nguy cơ cao như phòng tắm, nhà bếp hoặc sân sau.

- Dạy trẻ nhận biết nguy hiểm

Từ sớm, hãy giáo dục trẻ về sự nguy hiểm của việc chơi đùa gần lu nước, xô nước và khuyến khích con tránh xa những khu vực này.

- Lắp đặt thiết bị an toàn

Đối với nhà có bồn nước lớn hoặc các khu vực chứa nước, hãy cân nhắc lắp đặt rào chắn hoặc thiết bị báo động để tăng cường an toàn.

Dù nhỏ nhặt, những vật chứa nước trong nhà có thể tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sự an toàn của trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chủ động nhận diện và loại bỏ những rủi ro này, đồng thời luôn giám sát và giáo dục trẻ về nguy cơ tiềm tàng. Một chút cẩn trọng có thể giúp bảo vệ con nhỏ khỏi những tai nạn đáng tiếc, giữ gìn an toàn và hạnh phúc cho gia đình.