Luật Nhà giáo phải chấp nhận một vài điểm khác với các luật khác

Sáng 20/11, giải trình và làm rõ ý kiến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý cho dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, 20/11 là ngày đặc biệt của hơn 1,6 triệu thầy, cô giáo trên cả nước và đặc biệt hơn khi đúng Ngày Nhà giáo Việt Nam, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.

v-1732093907.jpg
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Không có đặc lợi hay ưu ái bất thường về lương giáo viên-

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ 20/11 là ngày đặc biệt của hơn 1,6 triệu thầy, cô giáo trên cả nước và đặc biệt hơn khi đúng Ngày Nhà giáo Việt Nam, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.

Bày tỏ cảm ơn với ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng cho rằng, các quan điểm ủng hộ, tán thành cao với dự luật đã thể hiện không chỉ sự ghi nhận mà còn là trách nhiệm xây dựng với ngành giáo dục, với đất nước.

Với phần lớn các ý kiến của đại biểu góp ý vào các nội dung cụ thể, quy định chi tiết của dự luật, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiên cứu từng ý kiến, những nội dung đưa vào Luật hay đưa sang các nghị định, thông tư hướng dẫn.

"Với hoạt động của ngành giáo dục, ngoài Luật Nhà giáo còn Luật Giáo dục. Trong đó có rất nhiều quy định liên quan đến hoạt động chuyên môn, từ dạy học, đến kiểm tra, đánh giá, tổ chức thi… Do vậy, một Luật Nhà giáo không thể bao quát hết", Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng cho biết, dự thảo luật phải chấp nhận một vài điểm khác với các luật khác để phù hợp với sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Ví dụ như quy định về tuổi nghỉ hưu, quy định về thuyên chuyển giáo viên, quy định dạy liên trường, liên cấp…

"Nếu xét thấy khác nhưng phục vụ mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo, mang lại sự tốt lành cho nhà giáo, mong các đại biểu ủng hộ", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Khi xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì dứt khoát phải có vài ưu tiên

Về một số ý kiến nêu vấn đề đảm bảo lương nhà giáo được xếp cao nhất, ông Sơn cho biết, khi xây dựng văn bản luật và theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ GD&ĐT cũng phải "nhìn sang" các ngành khác, để không có đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường.

Tư lệnh ngành GD&ĐT khẳng định, nhà giáo vốn là những người sống trách nhiệm, bao dung, vị tha, do vậy, sẽ không chấp nhận sống giàu có, sung sướng, mà bên cạnh là những người nghèo khổ hơn.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn phần lớn ở mức chưa đủ sống, do vậy sẽ không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học.

"Với đất nước vừa thoát nghèo, chưa giàu, thì không thể "dàn hàng ngang ưu tiên cho mọi lĩnh vực". Nhưng khi đã xem giáo dục là đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu thì dứt khoát phải có một vài ưu tiên", Bộ trưởng nói.

Với vấn đề dạy thêm học thêm được nhiều đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức đạo đức của nhà giáo, cũng như vi phạm các nguyên tắc về chuyên môn, trong đó có việc "giáo viên ép buộc học sinh học thêm".

Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến, bao gồm 90 ý kiến thảo luận tại tổ và 36 ý kiến thảo luận tại hội trường trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng một phần vì khó khăn của nhà giáo nhưng lý do chính là để phát triển đội ngũ nhà giáo.

Theo Báo Giao thông